Nhiều mặt hàng nông sản Trung Quốc khan hiếm
2022-05-31
Chính sách kiểm soát dịch “zero-Covid” của Trung Quốc đã khiến giá thực phẩm tăng cao cùng với lạm phát.
Hồi trung tuần tháng trước, Bắc Kinh đã lên tiếng trấn an người dân và các nhà quan sát quốc tế rằng nước này đủ sức cung cấp cái ăn cho gần 20% dân số thế giới, nhờ chính quyền trung ương sớm coi chính sách nông nghiệp - nông thôn là ưu tiên hàng đầu, với một hệ thống dự trữ quốc gia được thiếtlập tốt cũng như cơ chế ứng phó khẩn cấp từ trên xuống dưới.
Chính sách kiểm soát dịch “zero-Covid” của Trung Quốc đã khiến giá thực phẩm tăng cao cùng với lạm phát.
Hồi trung tuần tháng trước, Bắc Kinh đã lên tiếng trấn an người dân và các nhà quan sát quốc tế rằng nước này đủ sức cung cấp cái ăn cho gần 20% dân số thế giới, nhờ chính quyền trung ương sớm coi chính sách nông nghiệp - nông thôn là ưu tiên hàng đầu, với một hệ thống dự trữ quốc gia được thiếtlập tốt cũng như cơ chế ứng phó khẩn cấp từ trên xuống dưới.
Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Thống kê Quốc gia TrungQuốc, chỉ sốgiá tiêu dùng (CPI) và chỉsố giá sản xuất tại quốc gia đông dân số nhất thế giới đều tăng hơn dự tính trong tháng 4. Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng tháng trước đã tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do sự tăng vọt của giá năng lượng và rau quả.
Các chỉ số của tháng 4 cũng là mức tăng cao nhất kể từ tháng 11/2021 và cao hơn nhiều so với mức lạm phát giá tiêu dùng 0,9% trung bình trong 18 tháng. Trong khi đó mục tiêu CPI chính thức của Trung Quốc cho cả năm 2022 là “khoảng 3%”.
Các nhà phân tích của hãng Goldman Sachs cho rằng, nguyên nhân chính đẩy giá thực phẩm tăng cao tại quốc gia 1,4 tỷ dân là do chi phí vận chuyển cũng như nhu cầu dự trữ lương thực - thực phẩm tăng từ chính sách kiểm soát nghiêm ngặt Covid-19.
Theo đó kể từ tháng 3, TrungQuốc đại lục đã thắt chặt các hạn chế đi lại và áp đặt lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực đông dân cư để ngăn chặn đợt bùng phát Covid tồi tệ nhất kể từ đầu năm 2020, đã khiến hoạt động sản xuất và giao thương bị đình đốn.
Vào tháng trước, giá rau xanh do khan hiếm đã tăng tới 24% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi giá trái cây tươi cũng tăng 14,1% do khủng hoảng thiếu trầm trọng.
Riêng giá thịt lợn, một yếu tố đóng góp chính vào CPI của Trung Quốc đã đột ngột tăng 1,5% - mức hiếm thấy so với nhiều tháng trước đó luôn ở mức âm 33,3%, kể từ sau khi nổ ra dịch tả lợn Châu Phi.
Ông Matteo Marchisio, chuyên gia Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế nhận định, xung đột Nga-Ukraine rõ ràng đã góp phần làm tăng giá lương thực và làm xấu đi tình hình an ninh lương thực toàn cầu. Và tác động cũng có thể xảy ra ở Trung Quốc, mặc dù nước này tiếp tục duy trì mức độ tự cung tự cấp lương thực và dự trữ ở mức cao, mặc dù cả Ukraine và Nga đều là những nguồn cung cấp nông sản và đầu vào quan trọng cho Trung Quốc. Tuy nhiên theo ông Matteo, Trung Quốc sẽ không phải đối mặt với bất kỳ mối đe dọa tức thời nào đối với an ninh lương thực bởi họ đã đạt được những thành tựu đáng kể trong việc đảm bảo an ninh lương thực, và không còn là một quốc gia "mất an ninh lương thực" nữa - ít nhất là kể từ đầu những năm 2000.
Theo tờ Global Times, Trung Quốc nuôi sống 1,4 tỷ người, khoảng 1/5 dân số thế giới, với chưa đầy 10% diện tích đất nông nghiệp trên thế giới. Trên thực tế, sản lượng lương thực của Trung Quốc đã ở mức rất cao trong nhiều năm liên tiếp vừa qua, nâng sản lượng lương thực bình quân đầu người cao hơn mức trung bình của thế giới. Ngoài ra dự trữ lương thực của nước này cũng cao hơn nhiều so với mức tối thiểu mà FAO khuyến nghị. Bắc Kinh cũng đã duy trì mức tự cung tự cấp lương thực tổng thể đạt 95% trong những năm qua, với mức tự cung tự cấp từ 97 đến 98% đối với ba loại cây trồng chính.
Trung Quốc hiện đặc biệt coi trọng vấn đề an ninh lương thực. Kể từ khi xảy ra xung đột Nga - Ukraine khiến giá lương thực và phân bón thế giới tăng cao, vấn đề nhạy cảm này đã từng được dư luận đặt dấu hỏi về năng lực sản xuất liệu có đủ an toàn không?
Nguồn bài viết: Báo Nông nghiệp Việt Nam