Giải bài toán nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp Việt Nam

2024-04-10

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là điều tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ này đòi hỏi nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn vững mạnh, khả năng tiếp thu mạnh mẽ và tư duy mới mẻ.
 



Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là điều tất yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhiệm vụ này đòi hỏi nguồn nhân lực có năng lực chuyên môn vững mạnh, khả năng tiếp thu mạnh mẽ và tư duy mới mẻ.

Nông nghiệp - mũi nhọn xuất khẩu của Việt Nam

Hiện tại, nông sản của Việt Nam đã có mặt tại tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới và đứng thứ hai Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản.

Trong bối cảnh các Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định mậu dịch tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đi vào hiệu lực, nhiều mặt hàng nông sản Việt sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu đi các nước. Đây là cơ hội “vàng" cho nông sản Việt mở rộng bước tiến trên thị trường quốc tế. 

 Nông sản Việt Nam đang có rất nhiều cơ hội trên thị trường quốc tế

Trong Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP toàn ngành nông nghiệp đạt 2,5 - 3%; giá trị xuất khẩu nông sản đạt 54 tỷ USD; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân ngành ở mức 5,5% - 6%/năm. Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành một trong những nước có nền nông nghiệp dẫn đầu vào năm 2050.

Để chinh phục mục tiêu đó, Việt Nam cần tăng cường ứng dụng công nghệ, đảm bảo chất lượng và nguồn cung nông sản; đồng thời, hỗ trợ người nông dân sử dụng kỹ thuật mới trong canh tác và sản xuất. Muốn vậy, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành nông nghiệp để làm “cầu nối” hiệu quả mang các tri thức mới đến với nông dân.

Doanh nghiệp hợp tác các viện, trường đại học nâng cao chất lượng nhân lực

Tuy nhiên, thực tế nguồn nhân lực ngành nông nghiệp lại đang gặp khá nhiều thách thức. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, lĩnh vực nông nghiệp hiện thu hút đến hơn 40% lao động của nền kinh tế; nhưng tỷ lệ có bằng cấp chỉ đạt 6% tổng số lao động có bằng cấp cả nước. Trong khi đó, theo báo cáo năm 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành nông nghiệp có tỷ lệ thí sinh nhập học thấp nhất so với các ngành khác, chỉ đạt 42,91%. Việc tuyển sinh của các trường đại học ngành nông nghiệp cũng chỉ đạt 30 - 35% chỉ tiêu. 

Việc nâng cao chất lượng nguồn lao động là thách thức cho ngành nông nghiệp. Để giải “bài toán” này, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác từ các đơn vị chuyên môn về nhân lực như viện, trường và các doanh nghiệp đầu ngành nhằm thích ứng với những tiêu chuẩn khắt khe trong thời kỳ kinh tế hội nhập.  

 Lễ ký kết thoả thuận hợp tác giữa Công ty Syngenta Việt Nam và Đại học Nông Lâm TP.HCM

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, Syngenta Việt Nam đã hợp tác với các viện, trường đại học nông nghiệp hàng đầu cả nước, hướng tới thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực ngành. 3 trọng tâm chính được Syngenta và các đối tác Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam thống nhất triển khai là: đào tạo - tập huấn, chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học. 

Trong đào tạo, sinh viên của các trường được tham quan, đi thực tập để học hỏi kiến thức từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và tìm kiếm cơ hội việc làm tại Syngenta. Trong tập huấn - chuyển giao công nghệ, Syngenta và các trường sẽ tăng cường các khóa tập huấn, xây dựng và ứng dụng các mô hình sản xuất vào các lĩnh vực có liên quan. Còn trong nghiên cứu khoa học, sinh viên được Syngenta tạo điều kiện tham gia thực hiện các đề tài nghiên cứu - khảo nghiệm đa dạng phục vụ sản xuất nông nghiệp. 

Không những vậy, Syngenta còn trao tặng học bổng với tổng trị giá tới 450 triệu đồng cho các sinh viên hoàn cảnh khó khăn có thành tích cao trong học tập, nghiên cứu khoa học xuất sắc của các trường: Đại học Cần Thơ, Đại học Nông Lâm TP.HCM và Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

 Đội ngũ kỹ thuật viên chuyên môn hướng dẫn nông dân áp dụng công nghệ vào quá trình canh tác

Ông Phạm Huy Thắng - Giám đốc Nghiên cứu & Phát triển Nông dược, Công ty Syngenta Việt Nam chia sẻ: “Xác định nguồn lực con người là nhân tố dẫn đến thành công, Syngenta luôn xem việc hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học để phối hợp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trình độ cao là một trong những mục tiêu quan trọng. Ðây là bước tiến để Syngenta và các viện, trường đồng hành, gắn kết lâu dài, chặt chẽ trong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành nông nghiệp”.

Với định hướng hợp tác sâu rộng và các hoạt động thiết thực cùng những viện, trường nông nghiệp dẫn đầu cả nước, Syngenta Việt Nam đang góp phần thúc đẩy sự phát triển cả về số lượng và chất lượng nhân lực cho ngành nông nghiệp.